Những điều cần biết về Kính Cường Lực

Kính Cường Lực đã là một phần gần như không thể thiếu trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, công ty, trường học hay những khu trung tâm thương mại … Nhưng không phải ai cũng hiểu biết một cách chính xác về vật liệu này.

KÍNH CƯỜNG LỰC LÀ GÌ?

– Kính Cường Lực là một loại kính thường được gia nhiệt tới ngưỡng 680 – 700 độ C. Sau đó kính sẽ được làm nguội (với tốc độ nhanh hơn tự nhiên rất nhiều lần) bằng hơi khí mát. Quá trình này sẽ được lập trình tùy theo từng loại kính khác nhau (độ dày, màu sắc, chủng loại … ) để đạt đến mục đích cuối cùng là tăng ứng suất bề mặt của tấm kính hay còn gọi là tăng độ cứng.

– Sự khác biệt rõ ràng nhất của 2 loại kính thông thường và Kính Cường Lực đó là về độ cứng hay còn gọi là ứng suất bề mặt. Chính vì vậy kính thường rất dễ vỡ, khi vỡ (bể) ra sẽ tạo ra những góc nhọn vô cùng nguy hiểm gây tính sát thương cao. Còn đối với Kính được tôi chỉ khi nào tạo một lực mạnh vào những góc cạnh của tấm kính thì tấm kính mới vỡ, khi vỡ kính sẽ vụn ra thành những hột nhỏ vì vậy giảm tối đa tính sát thương đối với người dùng.

KÍNH CƯỜNG LỰC CỨNG TỚI MỨC NÀO?

– Có thể nói Kính Cường Lực cứng tới mức bạn có thể cầm chày hoặc những vật nặng (không phải búa sắt nhé) đập mạnh vào bề mặt kính (tránh 4 góc) có độ dày >= 12mm thì gần như không bị vỡ.

– Theo như hình ảnh ở dưới, chúng tôi đã thử với 2 người có tổng trọng lượng là 130kg đứng lên 1 tấm kính chỉ có 6mm mà không bị gãy hay vỡ.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại kính khác nhau. Do đó, có bao nhiêu loại kinh nổi thông thường là có bấy nhiêu loại Kính Cường Lực. Con số là … rất rất nhiều.

LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC KÍNH CƯỜNG LỰC TỐT HAY XẤU?

Những điều cần biết về Kính Cường Lực
 

– Kính Cường Lực tốt hay xấu phụ thuộc phần nhiều vào quá trình gia công ra nó. Để có được một sản phẩm tốt, chắc chắn một điều là nó phải được gia công tại 1 nhà máy gia công tốt.

– Kính Cường Lực tốt trước hết phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau đây:

   + Đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản của TCVN 7455:2004 về ứng suất bề mặt (độ cứng), độ phẳng, dung sai độ dày, …

   + Kính phải phẳng, không bị sóng khi nhìn nghiêng.

   + Kính không bị thay đổi hay còn gọi là biến dạng và khúc sạ bị thay đổi tạo ra những màu khác nhau trên bề mặt kính.

Nhấn vào đây để đánh giá bài này!
[Tổng: 0 Average: 0]

Trả lời

Tính giá